Thời gian qua, việc thu phí, lệ phí và công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này tại các danh lam thắng cảnh, di tích đang tồn tại nhiều bất cập. Gần đây, việc thu phí, lệ phí tham quan Danh lam thắng cảnh Yên Tử, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh khiến dư luận có nhiều ý kiến. Trong khi đó, công tác quản lý và sử dụng tiền công đức tại đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả.
Theo UBND TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2007 đến 2017, do yêu cầu đầu tư, tôn tạo Chùa Đồng và xây dựng Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, tỉnh Quảng Ninh thành lập BQL tôn tạo Chùa Đồng và xây dựng tượng Phật hoàng thuộc Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; chuyển nhiệm vụ thu, quản lý và sử dụng nguồn tiền công đức, giọt dầu cho Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, tạm dừng thu phí thăm quan, vãn cảnh tại khu Di tích và danh thắng Yên Tử. Đến nay, BQL đầu tư tôn tạo Chùa Đồng và xây dựng Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông thuộc Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành vai trò quản lý, đầu tư, tôn tạo theo chức năng, nhiệm vụ do tỉnh Quảng Ninh giao.
Từ năm 2007 đến 2017, nguồn tiền công đức, giọt dầu được Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh quản lý để tập trung đầu tư, tôn tạo Chùa Đồng và xây dựng Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Các hạng mục khác về đầu tư xây dựng, tôn tạo tại Khu di tích và rừng Quốc gia Yên Tử; duy trì hoạt động của bộ máy Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử đều do ngân sách nhà nước đầu tư cho nên công tác tổ chức, quản lý lễ hội và trùng tu, tôn tạo các di tích bị hạn chế.
Quản lý và sử dụng khoản thu phí tham quan, vãn cảnh danh lam thắng cảnh và rừng Quốc gia Yên Tử theo Nghị quyết số 88/2017/NQ-HĐND tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, 20% tổng số thu để đảm bảo hoạt động chi thường xuyên cho hoạt động của tổ chức bộ máy Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ xung nguồn lực cho TP Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý Danh thắng Yên Tử gồm: quản lý, tổ chức lễ hội; đảm bảo ANTT, ATGT, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tuyên truyền quảng bá, tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa các di tích, công trình hạ tầng; phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ và tổ chức bộ máy quản lý; chi đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo Danh lam thắng cảnh Yên Tử và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện thu phí theo Nghị quyết số 88/2017/NQ-HĐND, ngày 13.12.2017 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định thu phí lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Quảng Ninh theo Luật phí và lệ phí đối với khách tham quan Danh lam thắng cảnh di tích Yên Tử kể từ ngày 1.1.2018. Từ căn cứ pháp lý và thực tiễn nêu trên, HĐND tỉnh Quảng Ninh xác định đối tượng thu phí là khách tham quan Danh lam thắng cảnh Khu Di tích Yên Tử, thắng cảnh Rừng quốc gia Yên Tử không phân biệt du khách tour đi Yên Tử 1 ngày đi từ hướng nào khi đến khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử cả khách trong nước và nước ngoài. Từ 1.1.2018 đến 31.12.2018, tổng thu phí thăm quan Danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử là trên 40 tỉ đồng.
Du khách đến Yên Tử phải có nghĩa vụ thực hiện đóng góp phí tham quan theo quy định và có quyền đi hết hoặc không đi hết các chùa thuộc phía Đông Yên Tử. Mọi du khách khi đi từ tỉnh Bắc Giang sang khu Di tích Yên Tử hay chỉ đi đến Chùa Đồng thuộc khu Di tích Yên Tử địa phương cũng vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo hiểm con người, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn… Hiện nay, du khách trong nước và quốc tế khi tham quan tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử (từ phía Đông Yên Tử) đều phải mua vé tham quan theo mức giá HĐND tỉnh Quảng Ninh quy định dù nhiều du khách đến chùa Hoa Yên quay lại. Nếu mức phí tham quan chia nhỏ sẽ không đảm bảo sự công bằng.
Trong khi đó, tại đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả đang là điểm sáng về công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Việc quản lý tiền giọt dầu, công đức tại đền Cửa Ông đang phát huy tính minh bạch và hiệu quả. Đền Cửa Ông (“Đông Hải Linh Từ”) thuộc phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chủ vị thần đền là Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Năm 2017, Bộ VH-TT&DL công nhận Lễ hội Đền Cửa Ông” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “. Năm 2018, Đền Cửa Ông được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Từ đầu năm đến nay, Đền Cửa Ông thu trên 10 tỉ đồng tiền công đức. Tiền công đức được thu nộp vào ngân sách nhà nước quản lý chặt chẽ. UBND phường Cửa Ông thành lập và thường xuyên kiện toàn thành viên BQL di tích Đền Cửa Ông, do chủ tịch UBND phường làm trưởng ban. BQL ban hành quy chế hoạt động và quy định thu nộp tiền công đức, quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, minh bạch.
Công tác quản lý tài chính được địa phương đặc biệt coi trọng. Việc bố trí hệ thống hòm tiền giọt dầu đảm bảo thẩm mỹ, an toàn. Tiền công đức được ghi vào thư cám ơn đưa lại cho du khách tour du xuân 2019 tại các bàn ghi công đức và được cập nhật vào sổ theo dõi để quản lý. Toàn bộ số tiền sau kiểm đếm được giao cho thủ quỹ có trách nhiệm tiếp nhận quản lý và phối hợp với lực lượng bảo vệ và công an phường để vận chuyển tiền về két tại UBND phường ngay sau khi kết thúc việc kiểm đếm tiền. Tiền công đức sau khi được chuyển về phường, kế toán có trách nhiệm viết giấy nộp tiền giao cho thủ quỹ tiến hành nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Hàng năm, số tiền thu đóng góp tại khu di tích đạt kết quả cao, cụ thể: Năm 2016 trên 35 tỷ đồng. Năm 2017 gần 40 tỷ đồng (chưa tính công đức bằng hạng mục công trình). Năm 2018 trên 40 tỉ đồng (chưa tính công đức bằng hạng mục công trình). Những năm qua, TP Cẩm Phả chỉ đạo và dành trên 800 tỷ đồng đầu tư mở rộng khuôn viên, xây dựng, tôn tạo các hạng mục công trình theo quy hoạch tại di tích Đền Cửa Ông: Phục dựng Đền Trung, sân lễ hội, hệ thống cây xanh tạo cảnh quan… Năm 2018, TP Cẩm Phả xây dựng xong khu vực tượng đài và an vị tượng Đức Ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng trên đồi cao.