Đi Bàu Trắng Mũi Né bằng xe jeep. Bàu Trắng còn có nhiều tên gọi khác nhau như Bàu Cát, Bàu Sen hay Bạch Hồ. Nằm cách trung tâm Mũi Né khoảng 15km về phía Đông Bắc thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.
Đi Bàu Trắng từ Phan Thiết: Cách Phan Thiết khoảng 65km về hướng đông bắc, Bàu Trắng thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Chạy theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải ở ngã ba, đi chừng 18km, băng qua đồi trọc, rừng dừa một lúc là đến nơi.
Đi Bàu Trắng từ Mũi Né: di chuyển bằng xe Jeep men theo đường qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng thì chạy dọc bãi biển khoảng một 30 phút là vào tới Bàu Trắng. Dọc theo đường ven biển sẽ có rất nhiều khách sạn và resort từ bình dân đến cao cấp rất đẹp.
Những con đường ở hành trình này đa phần là thẳng tắp, thi thoảng có nhiều chỗ hơi quanh co và ôm lấy những đồi cát trắng xoá rất đẹp, thậm chí có những đoạn đẹp đến mức người ta ví y như cảnh chỉ có trong phim.
Đi Bàu Trắng từ Sài Gòn (Tp.HCM): Từ Sài Gòn đến Mũi Né, Phan Thiết có rất nhiều phương tiện. Bạn có thể lựa chọn các nhà xe khách như Tâm Hạnh, Sinh Cafe, Hạnh Cafe, Phương Trang, Tàu Hoả… Hoặc nếu bạn đi cùng với gia đình, nhóm nhiều người thì thuê xe riêng đưa đón tận nơi tại tất cả các địa điểm như xe 4, 7, 16 chỗ, xe Vip Limousine là sự lựa chọn tiện lợi nhất. Sau khi đến Mũi Né, Phan Thiết các bạn sẽ đi Bàu Trắng theo hai phương án trên.
Tại Mũi Né, nếu bạn muốn dạo bước trên những đồi cát vàng óng thì nên chọn thời điểm khoảng 6 – 8h sáng hoặc 4 – 5h chiều. Lúc này, những đồi cát không còn nóng nên bạn có thể thoải mái bước chân trần trên cát và ngắm nhìn vẻ đẹp của biển khi bình minh lên hoặc ngắm ráng nắng chiều vệt dài trên cát. Bên cạnh đó, bạn có thể thuê cho mình chiếc xe jeep đưa bạn chạy trên những đồi cát thơ mộng để lưu lại những bức ảnh đẹp rất thú vị này.
Theo truyền thuyết của người Chăm, Trước đây, bàu là một cổng sông chạy thẳng ra biển, nhưng sau này bị cát lấp nên chia thành hai hồ. Trong khi truyền thuyết khác nói xư kia nơi đây là một hồ lớn. Để thuận tiện cho việc đi lại, sau này người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ, khiến bị chia thành 2 phần là tiểu hồ và đại hồ. Tiểu hồ là Bàu Ông, đại hồ là Bàu Bà.
Bàu Trắng hình thành từ lâu đời, nằm ở giữa vùng đồi cát rộng mênh mông xen lẫn nhiều nhóm cây rừng thấp. Nước trong hồ rất ngọt và trong. Từ xa nhìn lại một màu xanh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng.
Hồ trên chu vi 22 dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn muà không giảm. Phiá Tây Bắc là động cát, phiá Tây Nam là chân rừng, trên bờ phiá Nam có đền thờ Chúa động”.
Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m và cạn dần về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hoà Thắng và khu căn cứ cách mạng Lê Hồng Phong, như một bầu sữa lớn nuôi bộ độ và nhân dân Hoà Thắng trong 2 thời kỳ kháng chiến.
Đã từ lâu đời, xung quanh Bàu Trắng đã có nhiều làng mạc của người Chăm xưa sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Người Chăm đã dựng Đền thờ thờ nữ thần Thiên Yana, vị thần được người Chăm tin rằng đã mang đến nguồn nước cho con người và động vật rừng ở đây trong những mùa khô hạn.
Hai bên Bàu Trắng là những rặng phi lao dài chắn bão cát mỗi khi gió to. Đồi Cát Trắng còn gọi là đồi Trinh Nữ, bởi trong hướng nhìn về đồi Cát Trắng cũng thấy tư thế của một người con gái nằm nghiêng mình ẻo lả duỗi đôi chân trần. Dịp hè đến, song song với cái nắng gay gắt đó là những trận bão cát nhẹ, đủ để lấp đầy những vết chân của khách du lịch, đem đồi Cát trở về với hình dáng cũ.