Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn phổ biến sống trong niêm mạc dạ dày và là vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại được trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày và là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP lây nhiễm như thế nào?
Cơ chế lây nhiễm vi khuẩn HP
Tỉ lệ nhiễm khuẩn HP dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi tác, vị trí địa lý, thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Cách thức lây nhiễm thường là lây nhiễm chéo, truyền từ người này sang người khác.
Ngay từ khi còn nhỏ, bạn đã có thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Đa phần người nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc mắc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng. Tuy nhiên, một khi vi khuẩn HP phát triển với các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn,.. sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và xuất hiện các biến chứng.
Vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống, nước bọt, phân và dịch tiêu hóa. Đặc biệt do thói quen ăn uống của người dân như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu khiến tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta khá cao.
Ngoài ra, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo cũng là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn HP.
–>> Cảnh báo những nguy cơ viêm dạ dày hp ở trẻ em
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả
“Tôi được biết vi khuẩn HP lây lan rất dễ, vậy làm thế nào để phòng tránh nhiễm vi khuẩn này, thưa bác sĩ? Xin bác sĩ cho lời khuyên.” – là câu hỏi của độc giả N.T.M.M (Hà Nội) gửi về chương trình Tư vấn trực tuyến “Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” do Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống kết hợp với nhãn hàng DeHP phối hợp tổ chức.
Có lẽ đây không chỉ là vấn đề của riêng độc giả mà còn là thắc mắc của rất nhiều độc giả khác. Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa – BV Bạch Mai cho hay: “Để phòng ngừa không bị nhiễm vi khuẩn HP thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu. Công tác vệ sinh ATTP không chỉ giúp phòng chống lây nhiễm chéo, phòng ngừa tái nhiễm mà còn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, vì nếu nhiễm số lượng ít vi khuẩn HP, cơ thể khỏe mạnh có thể tự đào thải vi khuẩn.”
Theo đó, để hạn chế lây nhiễm khuẩn HP trong cộng đồng, không nên dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, uống chung cốc nước, gắp thức ăn cho nhau. Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì việc vệ sinh dụng cụ ăn uống tại hàng quán rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn HP. Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
Hạn chế tối đa ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, tiết canh, các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc bởi đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
Để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi HP, người lớn nên tránh không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm, tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình. Đồng thời, phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa lây nhiễm khuẩn HP cho trẻ.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng còn đưa ra lời khuyên: “Mọi người nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi khuẩn HP lâu dài hơn.”