Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử và là những bệnh thường gặp nhất trong các loại bệnh về tiêu hóa. Đặc trưng của bệnh thường là hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi và thường xuyên ợ hơi. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh dạ dày?
Bị hiện tượng bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày mắc phải một số vấn đề gây ra sự tổn thương ở bên trong mà phần lớn là do viêm loét dạ dày tác động. Bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau bụng dạ dày âm ỉ khi quá đói hoặc lúc quá no.
Những người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc thường xuyên thức đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày rất cao. Tuổi tác cũng có tác động một phần làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Theo các nhà khoa học thì 80% bệnh nhân bị đau dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng đều bị mắc bệnh dạ dày. Có 25% số người đang bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không bị mắc bệnh này, đau dạ dày nói chung chỉ xảy ra khi gặp được môi trường thuận lợi để sinh trưởng và phát triển như người bệnh hút thuốc, uống bia rượu,…
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng tiến hành nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân đau dạ dày. Việc phát hiện chính xác được các tác nhân gây bệnh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc điều trị và phòng tránh bệnh đau dạ dày. Các nhà khoa học cho biết: “nguyên nhân đau dạ dày thường do tác động của nhiều yếu tố gây nên và các yếu tố này rất đa dạng”. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Nhiễm vi khuẩn Hp và gặp các điều kiện thuận lợi
- Trào ngược dịch mật
- Stress, căng thẳng làm tăng lượng acid tiết ra từ dạ dày
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc đang bị chấn thương dạ dày
- Thiếu máu ác tính
- Đã từng xạ trị
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau
- Bị nhiễm ký sinh trùng
- Nhiễm nấm
- Thường xuyên ăn những đồ ăn quá cứng
- Ăn quá no
- Nhịn đói thời gian dài và thường lặp lại
- Sử dụng những loại đồ uống tính axit cao, cà phê
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều bia, rượu
Các nguyên nhân này thường diễn ra do những thói quen ăn uống hàng ngày thiếu khoa học. Những bữa ăn diễn ra không điều độ và hay sử dụng chất kích thích trong khi ăn làm cho dạ dày hoạt động bất thường và khả năng bị tổn thương cao.
Một số nguyên nhân bên trong cơ thể có liên quan đến các bệnh lý cũng có thể gây đau dạ dày như sau:
Bệnh sỏi mật: Các viên sỏi được hình thành và ;lớn lên bên trong túi mật sẽ khiến cho dạ dày của người bệnh cảm thấy đau đớn khi các viên sỏi này chặn tại ống dẫn mật. Ăn quá nhiều vào buổi đêm hoặc ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Hiện tượng trào ngược axit: Nằm ngay sau khi ăn no, ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc ăn nhiều loại thức ăn có khả năng gây trào ngược dạ dày sẽ có nguy cơ xảy ra hiện tượng này. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân dẫn đến loét thực quản, chảy máu và sẹo thực quản.
Tình trạng viêm túi thừa: Người bệnh cần thật cảnh giác đối với nguy cơ này. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là đau bụng dạ dày, sốt, buồn nôn. Viêm túi thừa khiến cho các túi mô nhỏ phát triển trên lớp lót ở hệ tiêu hóa phồng lên.
Loét dạ dày: Khi mắc phải bệnh này bệnh nhân thường cảm thấy đau vào ban đêm hoặc đau giữa những bữa ăn. Sở dĩ như vậy là bởi vì dạ dày chứa nhiều axit và đầy hơi gây ra các cơn đau bụng dữ dội.
Hội chứng ruột kích thích: một trong số những triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày.
Tụ khí ga: Khí ga có thể bị tích tụ ở bên trong dạ dày do các đồ ăn và thức uống có ga làm cho người bệnh mắc phải tình trạng căng chướng bụng, thường đau nhói ở vùng bụng trên.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa (ĐH Y dược TpHCM), các nguyên nhân gây đau dạ dày rất đa dạng, do một hay nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Trong đó phải kể đến những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá, để bụng quá đói hoặc quá no ăn không đúng giờ,…
Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thường xuyên căng thẳng, thiếu máu ác tính, trào ngược dịch mật, bị thương trong dạ dày… dẫn đến dạ dày bị bào mòn và viêm loét.
Khi bị nhiễm nấm, những loại ký sinh trùng (anisakis), vi khuẩn HP thường sẽ gây đau và viêm loét dạ dày. Ở Việt Nam có xấp xỉ 70% dân số bị nhiễm khuẩn HP. Chỉ tính riêng tại TP HCM, có tới 90% số người bị viêm loét dạ dày có liên quan đến sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP:
Năm 1982, hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng sống ký sinh ở lớp nhày nằm trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Chúng đóng vai trò rất quan trọng ở hệ sinh thái dạ dày tự nhiên của con người.
Đa số các loài vi khuẩn đều không thể phát triển được trong dạ dày mà sẽ bị tiêu diệt bởi các chất axit ở niêm mạc dạ dày tiết ra. Vi khuẩn HP là loại duy nhất có thể tồn tại trong môi trường axit đậm đặc đó.
Đọc ngay : Thuốc chữa đau dạ dày – Giải pháp cho các vấn đề về đường tiêu hóa
Tuy nhiên, đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày vì nó sản sinh ra chất phá hủy niêm mạc, làm tổn thương dạ dày, thậm chí nếu như diễn ra trong một thời gian đủ dài sẽ gây ung thư dạ dày.
Chú ý quan trọng:
Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người sang người trong những trường hợp sau:
- Khi hôn nhau
- Sử dụng chung cốc uống nước hoặc bát, đũa
- Lây lan qua nguồn nước khi chất thải của người nhiễm HP thải ra môi trường do không được xử lý tốt làm nhiễm nguồn nước…
- Các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
- Số người bị nhiễm bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp đang ngày càng tăng lên một cách chóng mặt trong những năm qua. Và đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên.