Với thói quen sinh hoạt ăn uống chung thì chính là nguy cơ hàng đầu gây lây nhiễm vi khuẩn hp và gây bệnh dạ dày.
Có thể bạn quan tâm vi khuẩn HP là gì?
Từ tháng 10/2017 đến tháng 8/2018, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa khảo sát 258 gia đình với 696 nhân khẩu, trong đó mỗi gia đình có ít nhất một người bị nhiễm HP hoặc đến bệnh viện khám các bệnh liên quan đường tiêu hóa. Kết quả được công bố hôm 26/5 cho thấy khi trong nhà có người nhiễm HP thì đến 87% thành viên gia đình bị lây nhiễm. Riêng trẻ em dưới 8 tuổi gần 98% lây vi khuẩn HP, tỷ lệ này ở các nước phát triển khoảng 20%.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thắng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, cho rằng trẻ em có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, đặc biệt trong gia đình có người thân mắc HP. Nguyên nhân là thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát, bàn chải đánh răng trong gia đình, mẹ mớm thức ăn bón cho con, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây loét dạ dày, hành tá tràng và là tác nhân nguy cơ ung thư dạ dày. HP vào cơ thể con người theo 3 đường: từ động vật sang người, từ ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước, từ người sang người.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP, trong gia đình không dùng chung dụng cụ ăn uống như bát nước chấm, hạn chế gắp thức ăn cho nhau. Không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ. Không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của mình.
Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, nên phát hiện và điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.