Viêm xương khớp gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bạn không điều trị kịp thời và có một chế độ ăn uống phù hợp. Chính vì thế mà nhiều người thắc mắc người bị bệnh viêm xương khớp thì nên ăn theo chế độ như thế nào?
Viêm xương khớp là tình trạng các khớp trở nên thô cứng (thoái hóa khớp) và gây đau khi di chuyển. Vấn đề này thường xuất hiện ở đầu gối, háng hoặc xương sống. Tuy vậy, trong vài trường hợp hy hữu, bạn vẫn có thể bắt gặp chứng viêm xương khớp xảy ra ở tay.
Sụn khớp là bộ phận chịu trách nhiệm kết nối hai đoạn xương với nhau. Khi chứng viêm xương khớp phát sinh, lớp sụn này sẽ bị bào mòn đến mức mất khả năng làm “tấm đệm” cho hai đầu xương. Lúc này, các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động, dẫn đến tình trạng sưng khớp và đau nhức nghiêm trọng.
Thông thường, viêm xương khớp phát triển ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngày nay, phẫu thuật thay khớp gối là lựa chọn lý tưởng cho việc điều trị viêm xương khớp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi một số thói quen sống lành mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục, chẳng hạn như:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
- Chăm thực hiện các bài tập thể chất phù hợp, hạn chế các môn thể thao va chạm
Người bị chứng viêm xương khớp tránh ăn gì?
Ngày nay, chứng viêm xương khớp là một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến, thuộc danh sách những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật.
Ăn uống có thể hỗ trợ điều trị viêm xương khớp bằng cách giảm bớt các triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu bạn có biết một số thực phẩm cũng có nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những loại thực phẩm này nhé.
1. Đường
Theo một số nghiên cứu, những món như bánh bích quy, bánh gato hay các loại bánh ngọt thông thường chứa một lượng lớn đường tinh luyện, có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Sự thay đổi này có nguy cơ khiến tình trạng viêm ở khớp tồi tệ hơn. Đồng thời, lúc này các khớp xương cũng trở nên yếu đi.
Nếu là một người hảo ngọt, bạn có thể lựa chọn mật ong để thay thế. Loại thực phẩm ngọt tự nhiên này sẽ thảo mãn “cơn thèm đồ ngọt” của bạn mà không tạo tác động tiêu cực đến chứng viêm xương khớp.
2. Muối
Natri (muối) có tính giữ nước, có thể gây sưng nếu tích lũy quá nhiều trong cơ thể.
Ngoài ra, mặc dù natri góp phần vào các hoạt động của cơ thể, nhưng hấp thụ quá nhiều khoáng chất này rất dễ dẫn đến phản ứng viêm. Điều này có nguy cơ góp phần khiến chứng viêm xương khớp trở nặng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), để giảm thiểu lượng natri hấp thụ, bạn có thể thay thế muối ăn bằng nhiều loại gia vị khác, chẳng hạn như:
- Nghệ
- Tỏi
- Gừng
- Húng quế
- Hương thảo
- Bạc hà
3. Các món chiên
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của cơ thể, bao gồm cả việc:
- Làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể
- Khiến tình trạng viêm khớp trở nặng
- Các loại dầu được sử dụng để chiên thực phẩm thường tạo ra phản ứng sinh hóa trong cơ thể, gây tăng cholesterol.
Do đó, bạn cần tránh xa nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Mặt khác, nếu cần sử dụng dầu để chế biến món ăn, bạn nên dùng một lượng nhỏ dầu oliu hoặc bơ thực vật.
4. Bột mì trắng
Các sản phẩm làm từ bột mì tinh chế, ví dụ như bánh mì trắng, bánh bao, mì… có nguy cơ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao ăn nhiều nhóm thực phẩm này làm tăng cường độ đau của chứng viêm xương khớp.
Để hạn chế tình huống này xảy ra, bạn nên chọn dùng các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng ngũ cốc nguyên hạt chứa gluten, ví dụ như lúa mì nguyên chất, có khả năng ảnh hưởng đến cơn đau do viêm khớp.
5. Axit béo omega-6
Theo các chuyên gia đến từ Khoa Y trực thuộc Đại học Harvard, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-6, chẳng hạn như lòng đỏ trứng và thịt đỏ. Nhóm axit béo này có nguy cơ làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, khiến cơn đau viêm khớp trở nặng.
Thay vào đó, bạn nên chọn dùng những thực phẩm giàu omega-3, ví dụ như:
- Cá hồi
- Quả óc chó
- Đậu nành
- Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể mà không ảnh hưởng tiêu cực đến chứng viêm xương khớp.
6. Sữa
Một số người tin rằng sữa và các sản phẩm làm từ sữa có thể gây viêm ở một số người. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy các triệu chứng ở những người bị viêm xương khớp không sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật đã cải thiện đáng kể so với những người thường xuyên dùng.
Tuy nhiên, giả thiết về mối liên hệ giữa sữa và viêm vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Để đảm bảo sức khỏe bản thân, bạn có thể thử thay thế loại sữa thường ngày của mình bằng sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt lanh.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo sản phẩm sữa bạn dùng không chứa carrageenan. Loại chất phụ gia này có nguy cơ gây ra nhiều triệu chứng tiêu hóa và làm suy yếu độ thẩm thấu của ruột.
Với sự trăn trở và tỉ mỉ của đội ngũ nghiên cứu trong nhiều năm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe JointXK3 đã ra đời, kết hợp các thảo dược quý giá từ thiên nhiên và công nghệ hiện đại đem đến một giải pháp mới hỗ trợ cho người bị viêm khớp.
Hoạt chất XK3 được sản xuất thành công từ bộ 3 thành phần Cao ngựa bạch – Chiết xuất nhũ hương – Acid Hyaluronic, kết hợp cùng Glucosamine và Chondroitin hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức viêm khớp, đồng thời tái tạo sụn khớp và tăng tiết dịch khớp sau mỗi đợt từ 4-6 tuần.
JointXK3 – Xương khớp bớt đau, cùng nhau sống khỏe!
Xem chi tiết sản phẩm tại: xuongkhopxk3.com
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn miễn phí.
Số giấy phép QC: 01735/2019/ATTP-XNQC
Đơn vị sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn
Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
Đơn vị chịu trách nhiệm tiếp thị & phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Đức