Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng và phổ biến. Hầu hết các tình trạng viêm loét dạ dày người ta đều rất quan tâm sự có mặt của vi khuẩn Hp. Vậy viêm dạ dày HP là gì? Và viêm dạ dày HP có gây lây không?
Viêm dạ dày Hp là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori, một loại xoắn khuẩn sống trong lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày, ngoài ra nó còn được tìm thấy trong nước bọt, và các mảng bám cao răng của người bệnh.
Vi khuẩn hp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng và rất dễ lây lan. Viêm dạ dày hp là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do vi khuẩn hp gây nên.
Viêm dạ dày HP có lây không?
Viêm dạ dày HP có lây do sự lây lan của vi khuẩn hp từ người này qua người khác.
Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể qua miệng, di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, và nhiễm vào dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non. Chúng lây truyền theo các con đường như:
Con đường miệng – miệng: Là con đường dễ lây lan nhất của vi khuẩn HP. Vi khuẩn lây lan khi dùng chung đồ ăn như muỗng, đũa, nước chấm,…, dùng chung đồ vệ sinh răng miệng; hôn trực tiếp; hoặc nhai mớm cơm cho trẻ con…
Con đường phân – miệng: vi khuẩn HP được đào thải một lượng lớn qua phân, nên sau khi đi vệ sinh cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn vì HP có thể từ tay của bạn bám vào đồ ăn và lây truyền sang cho người khác. Ngoài ra còn có thể lây qua các con vật trung gian như chó, chuột, ruồi,…
Con đường y tế: Trong quá trình nội soi, nếu đầu dò nội soi không được vệ sinh sạch sẽ có thể làm lây lan vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành.
Vì vậy các bạn cần có các biện pháp chủ động để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn hp như: Tránh dùng chung các vật dụng ăn uống, nước chấm cũng như hạn chế gắp thức ăn cho nhau; diệt trừ ruồi muỗi, chuột gián, giữ vệ sinh ăn uống, che đậy thức ăn cẩn thận; không hôn trẻ cũng như mớm cơm cho trẻ vì sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn HP và nhiều bệnh khác….
Điều trị viêm dạ dày HP như thế nào?
Không phải các trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp nào cũng cần điều trị, chỉ với những chủng HP gây ra các triệu chứng của viêm loét dày dày mới cần điều trị tích cực bằng việc sử dụng kháng sinh.