Bệnh đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất hiện nay và ngày một gia tăng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Việc chữa dứt điểm bệnh dạ dày không chỉ là mong muốn của bệnh nhân mà chính các bác sĩ cũng mong muốn điều này. Chính vì thế làm sao có thể điều trị bệnh dạ dày dứt điểm?
Tại sao bệnh đau dạ dày lại khó khăn trong việc trị dứt điểm?
Đặc thù của dạ dày là nơi lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Dịch vị dạ dày làm công tác hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, hầu như nó phải làm việc không ngừng. Ngay cả khi bạn bị đau dạ dày và uống thuốc điều trị thì nó vẫn phải hoạt động. Chúng ta thử hình dung người bệnh không được nghỉ ngơi hoàn toàn mà vẫn phải vừa làm việc, vừa điều trị bệnh thì cần phải tốn nhiều thời gian hơn để người đó bình phục hoàn toàn. Tất nhiên dạ dày của chúng ta cũng vậy.
Chính vì sự đặc thù này mà các vết thương trong dạ dày khó lành hơn, đặc biệt các vị trí như môn vị dạ dày, hang vị dạ dày, bờ cong lớn nhỏ… Thêm vào đó là chế độ ăn uống, loại thức ăn mà chúng ta đưa vào hàng ngày không “thân thiện” và có ích cho sự hồi phục của dạ dày như thức ăn nhiều gia vị, thực phẩm chứa chất kích thích…; thói quen không tái khám, dùng thuốc không đúng liều lượng… tất cả khiến cho việc điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày trở nên khó khăn hơn.
Làm sao để chữa dứt điểm đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày không phải là bệnh hiểm nghèo và nó hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu chúng ta biết cách kết hợp các phương pháp và kiên trì theo đuổi cho đến khi bệnh lành hoàn toàn. Để chữa dứt điểm đau dạ dày chúng ta cần:
Nắm được tình trạng bệnh
Việc nắm được tình trạng bệnh dạ dày của bạn trước khi bắt đầu điều trị là điều tiên quyết và quan trọng hàng đầu. Bạn cần phải biết được nguyên nhân mắc bệnh của mình, giai đoạn tiến triển của bệnh hiện tại đang ở mức độ nào. Trong đó việc tìm hiểu nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Chỉ khi biết được bạn đau dạ dày do đâu thì phương pháp điều trị mới có hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc chung của việc chữa bệnh đau dạ dày là làm sao để giảm được các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày; tăng cường khả năng bảo vệ và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Thông thường bệnh đau dạ dày có thể chia ra thành 2 nhóm nguyên nhân: do vi khuẩn mà tiêu biểu là vi khuẩn HP và do các yếu tố còn lại tấn công làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Và với 2 nhóm nguyên nhân này các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác biệt.
Xác định lộ trình điều trị
Nào, sau khi đã nắm được nguyên nhân và tình trạng bệnh thì chúng ta bắt đầu vào việc điều trị đau dạ dày. Hiện nay người bệnh đã có nhiều lựa chọn hơn khi điều trị, bạn có thể chọn tây y hoặc y học cổ truyền. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Và do đó tốt nhất nên kết hợp cả 2 để được một lộ trình điều trị khoa học, hiệu quả nhất.
Điều trị với Tây y
Khi bạn có các dấu hiệu đau dạ dày các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua nội soi dạ dày. Sau khi tìm ra chính xác nguyên nhân thì bạn sẽ được kê thuốc điều trị và hẹn lịch tái khám. Việc của chúng ta lúc này là tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tổn thương dạ dày đang ở trạng thái cấp tính. Sau một thời gian (tùy tình trạng bệnh) thì các triệu chứng bất lợi của viêm dạ dày sẽ được đẩy lùi.
Lúc này bạn sẽ được bác sĩ nhắc nhở về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với bệnh dạ dày.
Điều trị với Y học cổ truyền
Sau khi kết thúc đợt điều trị bằng Tây y thì chúng ta bắt đầu điều trị với Y học cổ truyền để gia tăng sức khỏe cho dạ dày và điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều này thuốc điều trị tây y không làm được. Trên cơ bản tây y giúp chúng ta giảm các biểu hiện đau dạ dày cấp tính, chống viêm nhiễm và lan rộng vết thương. Tuy nhiên muốn cho bệnh được chữa dứt điểm thì phải điều trị để các tế bào dạ dày bị tổn thương hồi phục lại, sản sinh tế bào mới cũng như thành bảo vệ dạ dày.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh dạ dày có nguồn gốc y học cổ truyền.
Trị dứt điểm đau dạ dày với nghệ và mật ong
Sự kết hợp “thần thánh” giữa nghệ và mật ong đã tạo ra một cặp bài trùng, là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả bậc nhất. Tinh chất kháng viêm curcumin của nghệ có khả năng làm lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày cùng với dưỡng chất của mật ong hỗ trợ sự sản sinh tế bào mới, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn kiên trì sử dụng mật ong và nghệ thì mọi vấn đề về dạ dày sẽ được giải quyết tận gốc, đảm bảo không tái phát.
Chuẩn bị: bột nghệ và mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện
* Cách 1: Lấy 3 muỗng cà phê bột nghệ pha với 100ml nước ấm, cho thêm 3 muỗng cà phê mật ong vào rồi hòa tan. Mỗi ngày uống 2 lần hỗn hợp nước nghệ mật ong này sau khi ăn khoảng 20 phút.
* Cách 2: dùng bột nghệ trộn với mật ong rồi vo viên lại và bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi viên chừng 3 gam, nửa ngón tay út. Mỗi ngày nhai viên nghệ mật ong 2 đến 3 lần, mỗi lần 5 đến 10 viên.
* Cách 3: Cách này dành cho những ai ăn được nghệ tươi và có sẵn nghệ tươi trong nhà. Nghệ cũng là một loại gia vị nấu ăn, các món canh cá, kho cá dùng nghệ hoặc kho thịt cũng cần nghệ để thơm ngon hơn. Do đó bạn hoàn toàn có thể bổ sung nghệ bằng cách kết hợp với các món ăn hàng ngày.