Bơm lưu lượng cố định – là loại bơm mà có lưu lượng riêng không thể thay đổi được ứng với mỗi vòng quay của trục bơm, và bơm bánh răng là một điển hình. Ngoài ra, còn có bơm piston lưu lượng cố định, bơm cánh gạt lưu lượng cố định
Ngược lại với bơm có lưu lượng cố định là ơm có lưu lượng thay đổi được ở mỗi vòng quay. Việc thay đổi này có thể là do độ lệch tâm quay ( đối với bơm cánh gạt) hoặc ở đĩa nghiêng, góc nghiêng so với trục bơm (đối với bơm piston).
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa Lưu lượng (Q) và áp suất (P) của bơm lưu lượng cố định và bơm lưu lượng thay đổi:
Một vài lưu ý khi đọc biểu đồ:
– Trục tung thể hiện Lưu lượng làm việc (đơn vị Ipm), trục hoành biểu hiện áp suất làm việc theo tải (đơn vị bar)
– Tính theo hàng ngang, biểu đồ bên phải thể hiện đặc tính làm việc của bơm lưu lượng thay đổi, biểu đồ bên trái biểu hiện đặc tính làm việc của bơm lưu lượng cố định.
– Diện tích giới hạn bởi đường lưu lượng và áp suất là công suất thực hiện (kW)
– Điểm giao cắt của đường Q và P là điểm làm việc của bơm (phần đánh dấu màu đen)
– Phần tô vàng biểu hiện công suất có ích (tức công suất thực hiện), phần trắng là công suất không sử dụng đến và phần màu hồng là công suất tiêu thụ vô ích
Đối với hai loại bơm này, ta xét ờ các chế độ làm việc như:
1. Bơm làm việc ở chế độ 100% lưu lượng và công suất thiết kế. Khi đó, cả hai bơm sẽ tiêu thụ một sông suất như nhau
2. Bơm làm việc ở điều kiện lưu lượng còn một nửa so với lưu lượng thiết kế và 100% áp suất làm việc. Khi đó, lưu lượng làm việc của bơm cố định không hề thay đổi, do đó công suất của bơm không khác là bao so với trường hợp 1.
Tuy nhiên, 50% lưu lượng thừa của bơm sẽ qua valve an toàn và trở về thùng
3. Bơm làm việc ở lưu lượng 100%, áp suất giảm đi một nửa. Trong trường hợp này, công suất sẽ giảm đi tương ứng so với áp suất, còn về mặt bản chất cả hai bơm đều làm việc giống trường hợp 1.
4. Bơm làm việc ở lưu lượng 50% thiết kế và áp suất cũng giảm 50%.
Khi đó ta thấy bơm lưu lượng cố định sẽ có công suất cần thiết chỉ ở 1/4 giá trị công suất thiết kế, phần còn lại sẽ xả bỏ hoàn toàn.
Còn đối với bơm lưu lượng thay đổi, công suất thực tế chỉ bằng 1/2 giá trị của công suất thiết kế. Trong đó, công suất cần thiết chỉ cần 1/4 và công suất hao tổn là 1/4
Như ở trên ta thấy, khi lưu lượng và áp suất hoạt động của bơm thủy lực thay đổi thì công suất tiêu hao vo ích của bơm lưu lượng cố định nhiều hơn đáng kể so với bơm lưu lượng thay đổi. Theo như kỹ thuật truyền động thủy lực, công suất tiêu hao vô ích này sẽ biến thành nhiệt năng đốt nóng dầu thủy lực và các bộ phận hệ thống.
Nguồn: thietbicongnghiepanphuoc.com