Chè Thái Nguyên Mùa Xuân
Đối với người phương Tây thì một năm chỉ có 12 tháng, và việc phân chia này hiện đang là chuẩn chung của quốc tế. Thế nhưng theo văn hoá phương Đông thì một năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí kéo dài trong 15 ngày, và mỗi một mùa thì có 6 tiết khí khác nhau. Đối với mùa xuân thì 6 tiết khí bao gồm (ngày phía bên phải là dương lịch):
Lập Xuân (bắt đầu mùa xuân) : ngày 4 hoặc 5 tháng Hai
Vũ Thuỷ (mưa ẩm): ngày 18 hay 19 tháng Hai
Kinh Trập (sâu nở): ngày 5 hay 6 tháng Ba
Xuân Phân (giữa xuân): ngày 20 hay 21 tháng Ba
Thanh Minh (trời trong sáng): ngày 4 hay 5 tháng Tư
Cốc Vũ (mưa rào): ngày 20 hay 21 tháng Tư
Chữ ‘hay’ được dùng ở trên là do ngày mỗi tiết khí bắt đầu sẽ thay đổi tuỳ theo năm. Chẳng hạn như Thanh Minh vào năm 2017 rơi vào ngày 4 tháng 4 năm 2017. Nhưng đến năm 2018 thì Thanh Minh lại bắt đầu vào ngày 5 tháng 4. Do sự khác biệt giữa lịch âm và dương nên dẫn đến việc ngày một tiết khí bắt đầu sẽ thay đổi tuỳ theo năm của lịch dương.
Mỗi tiết khí sẽ kéo dài trong 15 ngày. Chẳng hạn như Lập Xuân bắt đầu từ ngày 4 tháng Hai thì sẽ kết thúc vào ngày 18 tháng Hai. Và ggày 19 tháng Hai sẽ bắt đầu Vũ Thuỷ.
Đối với nhiều người làm Chè thì từ:
Kinh Trập (ngày 5 hay 6 tháng Ba) cho đến trước Cốc Vũ (ngày 20 hay 21 tháng Tư) được xem là thời điểm tốt nhất cho Chè xuân. Trước khoảng thời gian này thì quá lạnh, còn sau khoảng này thì mưa nhiều nên Chè sẽ không còn ngon bằng nữa.