Viêm loét dạ dày tá tràng ngày một phổ biến với nhiều nguyên nhân. Bệnh viêm loét dạ dày tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm thì sẽ gây đau đớn kéo dài cho bệnh nhân, đặc biệt khó điều trị khi bệnh chuyển hướng nặng hơn.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với căn bệnh loét dạ dày tá tràng:
Yếu tố di truyền: Những người sinh ra trong các gia đình có người từng bị viêm loét dạ dày tá tràng thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Người nhóm máu O cũng có nguy cơ mắc cao hơn những người nhóm máu khác.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn không đều đặn, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no, dùng nhiều các chất kích thích, đồ ăn cay, chua, nóng,… là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày.
Stress: Căng thẳng kéo dài khiến tăng tiết acid và giảm lượng máu tới dạ dày khiến lớp tế bào thành dạ dày suy yếu, dễ bị tấn công gây loét.
Sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau: Các chất này sẽ tăng khả năng hình thành vết loét. Bởi vậy mà chúng cũng được liệt vào danh sách những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP: Nguyên nhân gây loét mãn tính, khiến bệnh khó điều trị, và đây cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Bệnh sẽ gây ra triệu chứng đó chính là:
Đau vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện sau khi ăn nhiều, sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ. Đau từng đợt kéo dài 2-8 tuần, sau đó cách vài tháng lại đau tiếp.
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm và kịp thời thì có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như là: Bị chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
Nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng
Thuốc kháng acid: Trung hòa lượng acid tiết ra trong dạ dày, giảm sự tác động của H+ tới vết loét.
Thuốc chống tiết acid: Có tác dụng là giảm tiết acid qua nhiều cơ chế khác nhau, phổ biến nhất là kháng bơm proton của tế bào thành dạ dày.
Thuốc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày: Kích thích cung cấp máu tới tế bào, tạo lớp màng bảo vệ thành dạ dày khỏi những tác nhân gậy bệnh. Các chất chính như: Carbénoxolone, Bismuth, Sucralfate, Prostaglandine E2 (Cytotec, Minocytol)
Thuốc diệt vi khuẩn HP: Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính do đó cần phải tiêu diệt.
Thuốc Đông y: Được điều chế từ tự nhiên nên không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc tây, đồng thời cho hiệu quả tận gốc, không tái phát.
Lưu ý khi điều trị loét dạ dày tá tràng phải kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn uống, dinh dưỡng và không căng thẳng, stress thì mới hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát.
CHẨN ĐOÁN CẦN LƯU Ý VỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Dưới đây là một số chẩn đoán cũng như một số lưu ý về bệnh bạn đọc nên biết:
Cơn đau vùng thượng vị
Kéo dài từ 15 phút – 1 giờ, có thể khu trú ở bên trái nếu là loét dạ dày hoặc bên phải nếu là loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải, hoặc có thể chói ra sau lưng (nếu loét ở thành sau dạ dày).
Cơn đau có tính chu kỳ và trở nên đau dai dẳng liên tục nếu là loét lâu ngày hoặc loét xơ chai.
Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa hoặc dung dịch Antacid nếu là loét tá tràng, cũng như thường xuất hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với Antacid nếu là loét dạ dày.
Đau có tính chất quặn thắt hoặc nóng rát hoặc nặng nề âm ỉ. Trong cơn đau, khám có thể phát hiện thấy vùng thượng vị đề kháng khi sờ nắn.
Rối loạn tiêu hóa
Táo bón rất thường gặp.
Nôn mửa, buồn nôn xảy ra trong trường hợp loét dạ dày, nhưng nôn mửa thường ít xảy ra trong loét tá tràng nếu không có biến chứng. Bệnh nhân ăn vẫn ngon miệng nhưng có cảm giác chậm tiêu, thường là nặng, chướng bụng hoặc ợ hơi, ợ chua sau các bữa ăn.
Phương pháp đoán
Gián tiếp như hút dịch vị cho thấy có tăng HCl tự do 2 giờ sau khi kích thích dạ dày trong trường hợp loét tá tràng. Ngược lại, tình trạng vô acid dịch vị sau khi kích thích bằng Pentagastrine gợi ý đến một khả năng ung thư dạ dày nhiều hơn.
Trực tiếp như X quang dạ dày tá tràng với những hình ảnh trực tiếp như hình chêm, hình ổ hoặc cứng ở một đoạn hoặc đôi khi là 1 túi Hawdeck với 3 mức baryte, nước, hơi, cùng với những hình ảnh gián tiếp như tăng trương lực, tăng nhu động.
Ngoài ra, trong những trường hợp loét ở tá tràng còn có hình ảnh dấu ách chuồn hoặc tampon của toa xe lửa.
Tuy nhiên chính xác nhất vẫn là nội soi dạ dày – tá tràng bằng ống mềm (fibroscope) và sinh thiết ổ loét để chẩn đoán phân biệt với loét ung thư hóa (97% trường hợp).
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà các bạn có thể tham khảo. Lưu ý người bệnh cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.