Những dấu hiệu khó khăn kéo dài của thị trường BĐS gần đây có những nét tương đồng với cuộc khủng hoảng BĐS 10 năm về trước. Địa Ốc Long Phát dự báo điều này có khả năng làm dấy lên những lo ngại về việc lặp lại cuộc khủng hoảng lịch sử trong năm 2020. Liệu lo ngại này có thành sự thật?
Nhìn lại cuộc khủng hoảng BĐS cách đây 10 năm
Trước tiên, chúng ta cùng nhìn lại cuộc khủng hoảng BĐS cách đây 10 năm, đó là thời kỳ 2011 – 2013. Các dấu hiệu tiêu biểu của cuộc khủng hoảng 2011 có thể kể đến như: Giá nhà đất sụt giảm 30-40% chỉ trong một thời gian ngắn, tồn kho BĐS lên tới trên 100.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp BĐS nợ xấu tăng vọt, lạm phát bùng nổ khiến ngân hàng nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ…Quả là một thời kỳ khó khăn cho ngành bất động sản!
Nhìn lại nguyên nhân cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm, nhiều chuyên gia bất động sản nhận định yếu tố chính tác động là do khủng hoảng tín dụng, cơ cấu đất đai có nhiều thay đổi. Lúc này, có tới 2/3 nhu cầu thị trường là đầu cơ nên khi tín dụng bị siết chặt đột ngột dẫn đến làn sóng bán tháo tài sản diễn ra, bong bóng bất động sản đổ vỡ.
Phải đến năm 2013, khi các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là, thị trường bất đọng sản bắt đầu có những chuyển biến tích cực và phục hồi. Có thể kể đến như: gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng được đưa ra, nhiều dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ được xây dựng.
Bất động sản 2020 không khủng hoảng như 10 năm trước
Những khó khăn kéo dài của thị trường BĐS thời gian gần đây được nhiều người nhận định có những nét tương đồng với khủng hoảng bất động sản của gần 10 năm trước. Dia Oc Long Phat dự báo điều này có khả năng làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng BĐS mới sắp xảy ra. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản, nhà phân tích có nhiều lý do để chứng minh cuộc khủng hoảng trong quá khứ sẽ không tái diễn.
Dù thị trường sụt giảm nhưng giá bán không giảm
Mới đây, trong một hội nghị về thực trạng BĐS hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính, phó tổng thư ký hiệp hội BĐS Việt Nam, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam khẳng định, khó khăn hiện nay của thị trường BĐS Việt Nam không phải đến từ nội tại mà đến từ các yếu tố khác. Theo đó, năm 2017, có 130.000 sản phẩm được hấp thụ, đến năm 2018 vọt lên 180.000 sản phẩm nhưng đến năm 2019 còn 110 – 120.000 sản phẩm. Điều này cho thấy thị trường có sự sụt giảm nhưng xuất phát từ nguyên nhân là do tác động của tình hình vĩ mô.
Cũng theo ông Đính, dù thị trường bất động sản sụt giảm nhưng giá bán nhà không giảm, lượng cầu theo loại hình sản phẩm vẫn ổn định. Có những dự án tại TP.HCM, mức giá bán lên tới 40 triệu đồng/m2 và được tiêu thụ tới 95%. Còn so với năm 2011 – 2013, gần như không có người mua, thị trường đóng băng. Do đó, thị trường bất động sản hiện nay không phải khủng hoảng bởi nhu cầu vẫn rất mạnh, rất lớn.