Chưa kịp hồi phục sau dịch đợt 1, các doanh nghiệp bất động sản lại đương đầu với đại dịch lần thứ 2 khi lượng giao dịch giảm, một số phân khúc “đóng băng” nghe ngóng tình hình. Để vượt qua thời kỳ này, không ít các giải pháp mới được doanh nghiệp BĐS đưa ra.
Từ cuối tháng 7 khi có thông tin dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều khách hàng và nhà đầu tư ở trạng thái “đứng yên nghe ngóng” vì vậy lượng giao dịch giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, theo ghi nhận bất động sản Homedy, mức giá bán nhà đất vẫn không hề sụt giảm, có chăng chỉ là tình trạng đóng băng ở một số phân khúc như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Then chốt là thời gian dập dịch
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 2, đại diện Địa Ốc Long Phát cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, dịch đợt 2 chưa nghiêm trọng bằng đợt 1 bởi hiện nay mới dừng lại ở khoanh vùng chứ chưa phải giãn cách xã hội. Những vùng, địa phương chưa bùng phát vẫn giao dịch bình thường.
Trải qua đợt dịch lần 1, người bán đã quen dần với cách thức bán hàng trong dịch, sống chung với dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cũng nhận định thị trường từ giờ đến cuối năm không có sự khởi sắc nhanh và đột biến, càng không thể bằng năm ngoái.
Dự báo thị trường BĐS đến cuối năm 2020 vẫn phụ thuộc vào việc dập dịch sớm hay muộn, từ đó đưa ra 2 kịch bản:
Kịch bản thứ nhất, dịch được dập trong tháng 8 thì thị trường vẫn giữ nhịp, có thể chậm lại nhưng vẫn hoạt động bình thường. Thực tế chứng kiến, sau đợt Covid-19 lần 1, thị trường phục hồi rất nhanh chóng, qua đó thấy được nhu cầu mua, đầu tư của khách hàng vẫn nhiều.
Kịch bản thứ 2, có thể xảy ra là dịch kéo dài hết quý III, quý IV, khi đó kinh tế chắc chắn suy thoái mạnh. Thu nhập người dân giảm, giao dịch giảm, độ trễ kéo dài sang năm 2021.
Dù ở kịch bản nào đi chăng nữa, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn lạc quan và có những giải pháp để đối phó với tất cả khả năng có thể xảy ra ở tương lai.
Đa dạng các giải pháp
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, một số doanh nghiệp BĐS đã kích hoạt các giải pháp để đối phó với đại dịch đồng thời đưa ra các phương án ứng phó với tình hình này.
Một số doanh nghiệp đã điều chỉnh mục tiêu doanh số, hạ mức tăng trưởng, cắt giảm ngân sách chi tiêu, ứng dụng công nghệ vào nhiều hoạt động. Về dài hạn, nhiều đơn vị đã có sự thay đổi chiến lược và chuẩn bị nâng cao năng lực của mình.
Theo Dia Oc Long Phat cho biết, để tồn tại trong bối cảnh này, các doanh nghiệp sẽ có hai phương án: Thứ nhất, đối với doanh nghiệp có tích lũy tài chính ít, hoạt động chủ yếu dựa vào dòng tiền thu thường xuyên, họ sẽ chọn cách “ngủ đông” để cắt giảm chi phí, duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, thậm chí tránh lỗ thêm. Thứ hai, nếu doanh nghiệp đủ tích lũy về tiềm lực thì đây là giai đoạn nén, giống như một chiếc lò xo, họ sẽ ngấm ngầm chuẩn bị nguồn lực để bung ra khi khủng hoảng chấm dứt.
Ứng dụng công nghệ trong bán bất động sản trở thành bài toán hợp lý trong thời kỳ này. Theo thống kê trang bất động sản Homedy, mặc dù trong thời kỳ đại dịch nhưng nhu cầu tìm kiếm nhà ở, căn hộ vẫn không hề sụt giảm. Mỗi ngày Homedy ghi nhận hàng nghìn lượt tìm kiếm dù trong thời kỳ đại dịch. Lý giải cho điều này, các chuyên gia bất động sản nhận định nhu cầu mua nhà ở/căn hộ/đất nền của người dân và nhà đầu tư vẫn luôn cao. Tuy nhiên ở thời kỳ này việc giao dịch trực tiếp được hạn chế vì vậy họ sẽ tìm kiếm đợi dịch lắng xuống sẽ tiến hành khảo sát và giao dịch.
Ngoài ra không ít doanh nghiệp bất động sản kết hợp với chính sách chiết khấu giá, tặng quà, tăng ưu đãi để thu hút khách hàng hơn. Cùng hàng trăm giải pháp khác nhau liên tục được đưa ra để đối phó và chứng minh năng lực giữa thời kỳ khó khăn hiện tại.
Nhà môi giới đừng vội nản lòng bởi những khó khăn hiện tại của thị trường BĐS, hãy thử thay đổi, kết hợp nhiều cách làm việc khác nhau để có kết quả tốt nhất. Chúc bạn thành công!