Tiểu sử bản thân
Tào Hồng (tự Tử Liêm), là một trong những danh tướng lập quốc hàng đầu của nước Ngụy thời Tam Quốc. Theo nhiều sử gia, Tào Hồng là cháu họ của Tào Tháo, nhưng trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa vai trò này lại chuyển thành em họ.
Tào Hồng bắt đầu theo phò Tào Tháo ngay từ thời điểm khởi binh chống Đổng Trác (năm 190), kể từ cột mốc đó, ông tỏ rõ sự trung thành tuyệt đối và phụng sự hết mình cho những chỉ thị của Tào Tháo.
Sự trung thành này thể hiện qua câu nói của ông dành cho Tào Tháo – và cũng là câu nổi tiếng nhất: “Thiên hạ có thể không có thuộc hạ, nhưng không thể không có chúa công”.
Trong các tác phẩm văn hóa lấy cảm hứng từ Tam Quốc, Tào Hồng luôn bị “dìm hàng” khi so sánh với những hổ tướng cùng thời như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Cam Ninh, Thái Sử Từ… mặc dù nói về sự cống hiến, khả năng điều binh khiển tướng trên chiến trường, Tào Hồng không hề thua kém. Bằng chứng rõ nét nhất là việc ông được Tào Tháo trọng dụng trong suốt nhiều năm liền, là một trong những người đứng đầu quân đội của nền quân sự nước Ngụy.
Ông giữ chức Đại Tướng qua nhiều triều đại của nhà Ngụy, nhưng bị Tào Phi (Ngụy Văn Đế) tước đoạt tất cả vì lý do bất hòa với ông. Sau khi Tào Phi mất, Tào Duệ lên ngôi và hoàn lại toàn bộ chức tướng bổng lộc cho ông. Tào Phi mất năm 233 vì bệnh.
Hóa thân trong game
Nhân vật bị hắt hủi
Koei – hãng game đứng đầu trong mảng đề tài Tam Quốc – rõ ràng không có thiện cảm với Tào Hồng, hoặc cảm thấy chân dung vị tướng này chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo game thủ. Đó là lý do vì sao mà cho đến tận thời điểm này, Tào Hồng chưa một lần được xuất hiện trong dòng game nổi tiếng Dynasty Warriors.
Nguyên nhân chủ yếu vì khi nhắc đến phe Ngụy, người ta thường nghĩ ngay đến sự kiêu hùng của Tào Tháo – “ngôi sao” sáng nhất của giai đoạn lịch sử này – mà quên đi mất đóng góp của những vị tướng dưới trướng ông. Hoặc, nếu có đưa Tào Hồng vào game của mình, thì những hình ảnh này có phần lệch lạc hoặc phản cảm, chẳng hạn như tấm hình bên dưới.
Bức chân dung trên không chỉ “dìm” Tào Hồng về sự oai dũng, mà còn đánh vào tính tham lam của ông ta, rõ ràng người họa sĩ đứng sau bức vẽ đã mặc định vị Đại Tướng nước Ngụy này là phe… ác.
Trong dòng game Romance Of The Three Kingdoms, Tào Hồng cũng xuất hiện rất mờ nhạt, hầu như không để lại dấu ấn từ tạo hình cho tới khả năng quân sự.
Tuy nhiên trong những phiên bản gần đây, tạo hình của Tào Hồng có vẻ uy dũng và mang thần thái chiến tướng hơn. Thoát khỏi xu thế ca ngợi phe Thục, phê phán nhà Ngụy từng tồn tại trong quãng thời gian rất dài trước đó.
Khác với Koei, các hãng game của Trung Quốc tuy cũng có rất nhiều định kiến về tính thiện/ác của Tào Hồng (và nhà Ngụy), nhưng ít nhiều đánh giá khá cao sức mạnh và vai trò của ông. Chẳng hạn như trong 3Q Củ Hành, Tào Hồng là một trong những mãnh tướng gây sát thương khủng nhất, có lối đánh rất hổ báo và uy lực.
Đáng chú ý, trong nhiều game Trung Quốc lấy bối cảnh Tam Quốc, Tào Hồng thường xuất hiện như một vị tướng “tân thủ”, theo chân người chơi trong giai đoạn đầu của game. Chẳng hạn như trong Quỷ Chiến Tam Quốc, Tào Hồng gắn bó với người chơi ngay từ đầu game.
Trong X Tam Quốc (gMO lấy đề tài Tam Quốc do CMN Online phát hành), Tào Hồng là tướng phẩm chất xanh lam, sử dụng nguồn sát thương ma pháp. Đáng chú ý, đây là một trong những nhân vật sát cánh cùng người chơi ngay từ giai đoạn đầu game.
Với tạo hình đầu trọc, tướng tá xăm trổ “hổ báo”, sử dụng vũ khí không đụng hàng và cưỡi… sói, Tào Hồng là một trong những nhân vật có ngoại hình thú vị nhất trong thế giới X Tam Quốc. Đặc biệt, các chiêu thức của Tào Hồng cũng rất khó chịu, có thể áp dụng trong nhiều tình huống chiến trận khác nhau.
Cụ thể, bộ skill của Tào Hồng vừa có thể gây sát thương quần thể, vừa hồi phục cho bản thân. Đáng chú ý, do là tướng Lam và xuất hiện ngay từ đầu game, nên đây là một trong những nhân vật có thể dễ dàng lên 5 sao nhất trong X Tam Quốc.
Với bộ kỹ năng đậm chất “tà ma ngoại đạo”, Tào Hồng được trang bị 4 kỹ năng u ám từ tên gọi cho đến tạo hình skill. Hồn Tế cho phép Tào Hồng gọi linh hồn công kích tất cả mục tiêu đối phương, đồng thời hồi lại một lượng máu nhất định cho chủ nhân. Thôn Phệ có cách thức hoạt động tương tự, nhưng chỉ tấn công một mục tiêu. Hai kỹ năng cuối cùng lại giúp tăng khả năng chống chịu: Quỷ Kích giảm công tốc của đối phương, Tà Lực giúp tăng kháng ma pháp cho Tào Hồng.
Thông tin thú vị bên lề
- Gia đình Tào Hồng hầu hết đều theo binh nghiệp, người duy nhất không đi vào con đường chiến chinh là con gái Tào Thị, là một mỹ nhân nhưng lại mất sớm.
- Cùng với Tào Nhân, Hạ Hầu Đông, Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng là một trong những người được Tào Tháo tin tưởng giao phó việc tổ chức quân đội. Cả bốn người này đều thuộc dòng tộc của Tào Tháo.
- Khi Tào Tháo bị Từ Vinh (tướng của Đổng Trác) phục kích ở Huỳnh Dương, đâm chết ngựa, Tào Hồng đã chủ động nhường “xế” cho chúa công của mình, kèm câu nói: “Thiên hạ có thể không có thuộc hạ, nhưng không thể không có chúa công”.
-
- Tào Hồng từng được Tào Tháo giao phó giữ ải Đồng Quan trong 10 ngày, không ngờ ông lại để mất ải vào ngày thứ…9. Nguyên nhân chủ yếu vì ông bị Mã Siêu khích đánh “solo”, ông nổi nóng lao ra và thế là bại trận.
- Cũng chính vì bị mất ải Đồng Quan, Tào Tháo nổi giận hạ lệnh chém Tào Hồng, nhưng được các tướng cùng xin tha.
- Trong một lần bị Mã Siêu truy đuổi, Tào Tháo phải cởi áo bào, cắt cả râu, làm đủ cách để thoát thân. May thay vào thời khắc quyết định, Tào Hồng đã có mặt kịp thời để cứu ông.
- Cũng chính nhờ lần cứu mạng này, Tào Hồng được trọng thưởng, Tào Tháo thì tự than trách mình vù chút nữa đã chém người tướng trung thành.
- Chưa rõ lý do vì sao Tào Phi ghét Tào Hồng đến mức tước bỏ chức tước, vô hiệu hóa ông, chỉ biết người đứng ra bảo vệ cho Tào Hồng tại thời điểm đó là… vợ của Tào Tháo, tức Biện Phu Nhân.
- Trong X Tam Quốc, Tào Hồng được phác họa là một tay tướng lĩnh hiếu chiến, hung bạo, thích “gây sự”. Tính cách này cũng được khắc họa trong Romance Of Three Kingdoms.