Tiểu sử nhân vật
Lữ Mông tự Tử Minh, sinh năm 178 tại huyện Nhữ Nam (thuộc tỉnh An Huy – Trung Quốc ngày nay, cùng quê với Chu Du). Ông là một trong Tứ Đại Đô Đốc uy chấn thiên hạ của Đông Ngô, bao gồm: Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông, Lục Tốn.
Nếu như Chu Du được biết đến nhờ công dựng nước và trận Xích Bích lịch sử chia ba thiên hạ, thì Lữ Mông chính là người đã giữ nước và giữ vững vị thế hùng mạnh của phe Đông Ngô. Ông gắn bó với dòng họ Tôn từ đời Tôn Sách, tham gia nhiều chiến dịch lớn nhỏ với vai trò một võ tướng dưới trướng Chu Du.
Khoảng năm 200, khi Tôn Quyền lên nhậm chức thống lĩnh Giang Đông, ông nhận thấy những tiềm năng kiệt xuất ẩn chứa trong Lữ Mông. Vì lẽ đó, Tôn Quyền đã chủ động thúc đẩy Lữ Mông trau dồi văn sử, mở mang kiến thức và kỹ năng nội chính – đối ngoại, những thứ mà một võ tướng như Lữ Mông ít nghĩ đến. Vâng lời “sếp”, Lữ Mông ngày càng học hỏi và tiến bộ, trở thành một nhân cách toàn năng trong hàng ngũ tướng tá Đông Ngô.
Năm 217, Đại Đô Đốc của Đông Ngô là Lỗ Túc lâm bệnh qua đời (trước đó Chu Du cũng chết trẻ vì bệnh), Lữ Mông được trao lại chức vụ cao nhất trong chế độ Đông Ngô thời bấy giờ, thống lĩnh toàn bộ binh mã.
Ngay khi vừa nhậm chức, Lữ Mông đã lập nên đại thằng ghi danh sử sách: bắt sống danh tướng “hot” nhất thời Tam Quốc là Quan Vũ, đồng thời chiếm luôn yếu huyệt Kinh Châu của nhà Tây Thục. Tuy nhiên, phụng sự cho Tôn Quyền chưa được bao lâu, năm 220 Lữ Mông lâm bệnh nặng đúng như… truyền thống của các đời Đại Đô Đốc trước. Ông qua đời khi đại nghiệp vẫn còn đang dở dang.
Hóa thân trong thế giới game
Bị “dìm hàng” suốt thời gian dài
Lữ Mông là một trong số những tướng lĩnh của Đông Ngô có xuất thân hèn kém, gia cảnh vô cùng khó khăn đến nỗi không thể cho ông học hành. Chính vì gia thế “bình dân” của mình, cùng với việc luôn phụng sự cho Tôn Quyền với chức danh của một Võ Tướng, nên tạo hình của Lữ Mông rất mạnh mẽ, cứng cáp và khá bụi bặm phong trần.
Trong Dynasty Warriors, Lữ Mông chỉ thật sự tỏa sáng trong những phiên bản ra mắt sau này, trước đó ông chỉ góp mắt cho “đủ số” và hoàn toàn không có điểm nhấn đặc biệt. Đây cũng chính đánh giá phổ biến trước đây về Lữ Mông, khi ông không nhận được thiện cảm của nhiều người do trực tiếp đẩy Quan Vũ vào chỗ chết. Rất may là trong phần 8 của trò chơi, Lữ Mông cuối cùng đã có được diện mạo uy nghi xứng đáng.
Tương tự, tạo hình của Lữ Mông trong Romance Of The Three Kingdoms cũng rất kém bản sắc nếu so sánh với những danh tướng khác. Diện mạo, thần thái lẫn tinh thần khí chất của ông đều rất thiếu ấn tượng. Mặc cho thực tế lịch sử, ông là một trong những con người kiệt xuất nhất thời Tam Quốc.
Rất may mắn là trong phiên bản Romance Of The Three Kingdoms 12, Koei đã sửa sai bằng một bản vẽ “chất” hơn, bản sắc hơn cho Lữ Mông. Đặc biệt, Lữ Mông rất ít xuất hiện trong các trò chơi có xuất sứ từ Trung Quốc. Chỉ những dòng game di động sau này, ông mới có “đất diễn” và được góp mặt với tần suất dày đặc hơn.
Từ kẻ hiếu sát đến đại đô đốc ngoan cường
Với khởi điểm là một võ tướng, tham gia chinh chiến nhiều trận đánh của Đông Ngô trong giai đoạn Chu Du nắm quyền Đại Đô Đốc, Lữ Mông gắn chặt với nét tính cách võ biền, có phần hiếu chiến và hiếu sát trong nhiều trong chơi chuyển thể. Cả Romance Of The Three Kingdoms lẫn Dynasty Warriors đều tạo hình Lữ Mông đậm nét con nhà võ, mạnh mẽ và có phần “hiếu sát” đúng như những nhận định về ông của Lỗ Túc.
Chính vì cách nhìn nhận này, Lữ Mông được trao tặng chỉ số chiến đấu, cầm quân khá tốt trong các game chiến thuật của Koei. Đối với dòng game hành động của hãng này, ông cũng được phác họa là một danh tướng mạnh mẽ, hiếu chiến và khá chủ động. Tuy nhiên, càng về những phiên bản sau này, Lữ Mông càng được hãng game Nhật Bản nghiên về phần “trí” nhiều hơn là “lực”. Không chỉ tạo hình và kỹ năng của ông trong game cũng trở nên cao thâm hơn, toàn vẹn và khó lường hơn.
Đặc biệt, trong những gMO Trung Quốc ra mắt từ giữa năm 2015 đến nay, tần suất xuất hiện của Lữ Mông ngày càng nhiều và điểm nhấn của ông cũng trở nên mạnh hơn. Ông được phác họa với thần thái không chỉ của một võ tướng anh dũng, mà còn mang thần thái “nguy hiểm”, nhiều mưu tính của một bậc mưu sĩ.
Lữ Mông trong X Tam Quốc
X Tam Quốc (gMO lấy đề tài Tam Quốc do CMN Online phát hành) có thể xem là một trong những game chuyển thể đề tài Tam Quốc phác họa Lữ Mông chuẩn xác, tôn trọng lịch sử hàng đầu. Ông là một vị tướng phẩm Tím (cao nhất game), có chỉ số Trí Lực và Võ Lực ngang bằng, đúng như bãn lĩnh song toàn ngoài đời thực của ông. Đặc biệt, mặc dù là một tướng cận chiến có khả năng đỡ đòn tốt, nhưng Lữ Mông lại sự dụng Trí Lực làm nguồn sát thương chính của mình.
Kỹ năng đầu tiên của Lữ Mông là Bạch Giang, rõ ràng được lấy cảm hứng từ chiến tích “Bạch y độ giang” (áo trắng sang sông) lừng danh của ông. Trong trận đánh úp Kinh Châu, binh lính của Lữ Mông đã được lệnh mặc áo khoác trắng giả dạng thành các thương nhân lái buông, sau đó băng qua sau vào lúc trời tối và tập kích thành công. Chiến thắng này trực tiếp dẫn đến cái chết của Quan Vũ. Trong X Tam Quốc, đây là khả năng vô cùng ấn tượng với hiệu ứng làm câm lặng (không thể sử dụng kỹ năng) với toàn bộ tướng phe địch.
Hai kỷ năng Kỳ Tập và Khắc Kỷ lại biến Lữ Mông trở thành một vị tướng hỗ trợ xuất sắc ở hàng tiên phong. Kỳ Tập giúp gây sát thương vầ giảm nộ khí của mục tiêu, khiến hắn không thể ra chiêu, trong khi Khắc Kỷ lại giúp trị liệu cho 1 mục tiêu và tăng kháng phép thuật cho chính mục tiêu này. Kỹ năng cuối cùng của Lữ Mông là chiêu nội tại Song Toàn – phản ánh đúng tố chất của ông trong chính sử – giúp tăng lượng máu và Trí Lực cho Lữ Mông.
Tạo hình của Lữ Mông trong X Tam Quốc cũng vô cùng ấn tượng: mặc chiếc áo khoác trắng “Bạch y” nổi tiếng, kiêu hùng đứng giữa dòng sông mênh mông, ánh mắt và thần thái đều toát lên bản lãnh của một Đại Đô Đốc Đông Ngô.