Vì ham rẻ, nhiều người vội vàng quyết định mua một chiếc xe cũ trong khi chiếc xe đó là tang vật của một vụ trộm cắp. Việc mua tài sản trộm cắp tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người mua, người mua có thể bị 3 năm tù nếu mua phải xe trộm cắp. Vậy trong trường hợp nào bạn không vi phạm pháp luật khi mua nhầm xe trôm cắp ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây. |
Căn cứ:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ xung 2017
Nội dung tư vấn
1. Trộm cắp tài sản là?
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173, trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017 với khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Là tội phạm có bản chất là tội chiếm đoạt, tức là người có hành vi trộm cắp tài sản đã cố ý chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ người có tài sản sang mình hoặc sang cho người khác mà mình quan tâm đến. Thủ đoạn của việc chiếm đoạt đó là hành vi được thực hiện một cách lén lút. Ngoài những dấu hiệu pháp lý nói chung của tội phạm thì tội trộm cắp tài sản còn có một số đặc điểm, dấu hiệu pháp lý riêng, vừa để xác định bản chất pháp lý cơ bản của tội trộm cắp tài sản, vừa để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với một số tội có tính chất chiếm đoạt khác.
Căn cứ quy định của điều 173 Bộ luật hình sự 2015 và trên cơ sở tổng kết các quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự, khái niệm tội trộm cắp tài sản được quy định như sau: “tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý, được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân”.
Mặc dù tính chất lén lút là trưng cơ bản nổi bật của tội trộm cắp tài sản nhưng không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản mà đi kèm với nó là hành vi chiếm đoạt tài sản
2. Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp.
a. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
– Hành vi khách quan: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản, có thể tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành vi trộm cắp tài sản (Ví dụ: lợi dụng lúc cả nhà A đi du lịch, không có người ở nhà, B lén cạy cửa nhà A, ngang nhiên vào nhà lấy tài sản trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng họ không hay biết B đang chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của người khác mà đều nghĩ B là người thân của gia đình A). Cũng có thể người phạm tội thực hiện hành vi lén lút với người bị hại nhưng công khai với những người khác (Ví dụ: hành vi móc túi nơi công cộng).
– Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của nó thì sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được hay không (Ví dụ: A lén vào nhà B trộm cắp tài sản, khi A đã lấy được tài sản đem ra góc tường nhà B, chưa kịp đem số tài sản trên đi thì bị phát hiện. Trong trường hợp này, A đã phạm tội trộm cắp tài sản, nếu A bị phát hiện trước khi lấy tài sản thì mới không phạm tội.)
b. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, người đồng phạm với người trộm cắp tài sản nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản (Ví dụ: A ghét B nên xúi giục C trộm tài sản của B. Trường hợp này dù A không có mục đích chiếm đoạt tài sản của B nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm).
c. Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.
Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp.
d. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
3. Mua xe ăn trộm có bị tội.
a. Người mua không biết xe đó là xe ăn trộm
Nếu người mua không biết xe mình mua là xe trộm thì hợp đồng mua bán của cả hai bên sẽ vô hiệu vì Theo Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện như: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch; Tự nguyện tham gia giao dịch; Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội.
Trong khi đó, điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép thực hiện những hành vi nhất định.
Và theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Thực hiện giao dịch mua bán xe do trộm cắp mà có là vi phạm quy định nêu trên và trong trường hợp này, giao dịch được coi là vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, trong trường hợp nêu trên, bên mua xe phải giao lại xe cho cơ quan công an để hoàn trả lại cho người mất và yêu cầu bên bán hoàn trả lại tiền. Nếu bên bán cố tình không trả, bên mua có thể yêu khởi kiện Tòa án.ai bên sẽ vô hiệu vì.
b. Người mua biết đó là xe trôm cắp mà vẩn tiếp tục mua.
Nếu người mua xe biết trước đó là tài sản do trộm cắp mà có nhưng vẫn quyết định mua thì có khả năng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 1: Không hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp
Trong trường hợp này, người mua xe sẽ bị xử lý về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể, Điều luật này quy định: “Người nào không hứa hẹn trước và chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể lên đến 15 năm tù.
Trường hợp 2: Thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp
Trong trường hợp này, người mua xe có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.
Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt tù có thể lên đến 20 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng khác…
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả
Để cập nhật những thông tin hữu ích về vấn đề này, chủ sở hữu website cần phải thông báo website với Bộ công thương. Tham khảo dịch vụ của chúng tôi, vui lòng truy cập: Thông báo website với Bộ công thương