Đối với nhiều người, chơi game để giải trí nhưng nhưng với người khác, game còn là một thế giới riêng. Do đó nảy sinh câu hỏi: có nên lấy những chuẩn mực đạo đức cuộc sống thực tế áp dụng vào game, hay đơn giản là cứ vui vẻ chơi game thôi ?
Tào Tháo có câu nói kinh điển: “Thà ta phụ tất cả người trong thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta”. Tào Tháo có nhiều hành vi bị coi là vô đạo đức nhưng nhiều người cho rằng ông là một kiêu hùng.
Trong cuộc sống thực tế của chúng ta, mọi hành vi đều bị đo lường bởi chuẩn mực đạo đức và luật pháp chế ước. Nhưng khi chúng ta chơi game, nếu như vẫn tuân thủ đạo đức và luật pháp như vậy thì việc chơi game liệu còn thú vị ? Lấy ví dụ về một hành động bị cấm đoán ở cuộc sống thực tế nhưng lại có trong game là “đồ sát”. “Đồ sát” là hành vi rất bình thường trong game, thậm chí ở nhiều game còn khuyến khích người chơi “đồ sát” để nhận thêm thưởng.
Nhiều người chơi cũng thông qua “đồ sát” người khác để tìm vui vẻ. Tuy nhiên hành vi cướp đoạt sinh mệnh người khác là hành vi hết sức đặc thù. Như vậy trong game, nếu chúng ta vô tư “đồ sát” người khác có phải là vô đạo đức ?
Mỗi người một quan điểm
Một số game thủ cho rằng, sở dĩ họ đồ sát trong game chỉ là hành vi thông thường, giúp người chơi giải trí, người bị hại trong game cũng không có nguy hiểm đến tính mạng, đây cũng là nguyên nhân khiến họ thả sức “đồ sát và cho rằng “đồ sát” không có gì là vô đạo đức.
Một số game thủ khác cho rằng, những biểu hiện trong game chính là hình ảnh phản chiếu cuộc sống hiện thực, họ tuân thủ các quy chuẩn đạo đức và chung quan điểm “người không đánh ta, ta không đánh người”.
Tuy nhiên, đa số game thủ vẫn cảm thấy game và hiện thực khác biệt, game cũng không phải hiện thực, vì vậy cứ sảng khoái chơi theo ý mình, áp đặt khuôn mẫu đạo đức vào khiến cho game mất đi ý nghĩa.
Có nhất thiết phải áp đặt đạo đức vào trong game ?
Các game hiện nay hầu như đều cổ vũ người chơi thực hiện hành vi “đồ sát”, chính vì vậy trong game thường có những hoạt động như vận tiêu, chạy thương nhân… Ở vào vị trí người bị hại thường sẽ tức giận và chửi bới, cho rằng người khác phá hoại quy tắc, không có đạo đức. Mà trên thực tế, trong game cũng không có quy tắc cấm người chơi đồ sát.
Đạo đức trong trò chơi và đạo đức thực tế có sự khác biệt. Từ bản chất nhìn nhận, đạo đức bắt nguồn từ những quy tắc do hoàn cảnh tạo ra. Việc cướp đoạt sinh mệnh của người khác trong xã hội là hành vi sát nhân máu lạnh và bị xã hội trừng trị nghiêm khắc. Nhưng trong game, giết được càng nhiều kẻ địch thì người đó được tôn vinh thành anh hùng.
Trong game, nếu như hành vi “đồ sát” được quy tắc của thế giới đó chấp nhận, người chơi “đồ sát” và nhận được “thưởng”, vậy thì hành vi “đồ sát” này được xem là tuân thủ đạo đức do thế giới quan của game đó tạo nên.
Không chỉ game online mà rất nhiều game offline khuyến khích hoặc bắt buộc người chơi thực hiện các hành vi được coi là trái đạo đức trong thực tế.
Trong GTA 5, người chơi vào vai xã hội đen, thực hiện hành vi phạm tội, cướp ngân hàng, giết người, buôn bán ma túy… nhưng những hành vi phản diện này lại mang giúp người chơi giải trí và xả stress. Thực tế, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, nội dung game không làm cho bản chất người chơi trở nên tiêu cực.
Chắc hẳn nhiều người còn nhớ, trong Call of Duty: Modern Warfare 2, khi người chơi vào vai Allen và được CIA giao nhiệm vụ làm tay trong ở Nga, nhập bọn với Makarov trong vụ thảm sát dân thường ở sân bay quốc tế Zakhaev tại Moscow, đây được xem là màn chơi gây ‘sốc’ đối với bất kỳ ai nhưng thực sự mang đến cảm giác hồi hộp và sợ hãi, điều mà các nhà làm game đã thực sự thành công.
Cứ chơi theo ý mình
Hãy nhớ rằng, game là một hình thức giải trí, không phải cuốn sách đạo đức để từ đó bạn tìm chân lý cuộc sống. Dù là game nhập vai hay mô phỏng thì mục tiêu của game là giúp người chơi trải nghiệm được những cảm giác hoặc làm những gì mà trong thực tại không thể làm được. Vì vậy, phá hủy hay giải cứu thế giới không quan trọng, cuộc sống của bạn và hòa bình thế giới sẽ không ảnh hưởng nếu bạn lỡ “đồ sát” ai đó trong game.
Bài viết mang quan điểm cá nhân của người viết. Vậy còn quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận bên dưới.