Nôn mửa là cơ chế bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ giúp loại bỏ các yếu tố kích thích dạ dày và các cơ quan nội tạng khác. Thông thường, nôn mửa sẽ đi kèm với tiêu chảy, sốt cao và mệt mỏi. Đôi khi, nôn mửa xảy ra ở trẻ mà không có các triệu chứng đi kèm khiến phụ huynh lo lắng và cần sự can thiệp của y tế. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần biết về vấn đề nôn mửa ở trẻ em, bao gồm các nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa.
Nguyên nhân khiến bé bị nôn
Nhiễm virut
Hầu hết trẻ nhỏ đều bị nôn mửa do nhiễm virut viêm đường ruột. Nôn mửa thường đi kèm với đau bụng và tiêu chảy.
Dị ứng
Dị ứng với thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nôn mửa ở trẻ ít tuổi. Nếu em bé của bạn đang tập ăn các đồ ăn mới, hãy theo dõi tình trạng nôn mửa của bé. Có thể, dạ dày của bé bị kích thích do thực phẩm mới dẫn đến dị ứng và đẩy thức ăn lạ ra ngoài ngay sau khi trẻ ăn. Nhóm các sản phẩm khiến trẻ nhỏ dễ bị nôn mửa nhất bao gồm trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng (lạc).
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là mức độ bị kích thích dạ dày và đường ruột nặng hơn, khiến trẻ bị nôn mửa liên tục, đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm trẻ ăn. Sự giải phóng một vài enzyme trong cơ thể trẻ khi gặp các thực phẩm độc hại dẫn đến tình trạng nôn mửa.
Ăn quá no
Trẻ ăn nhiều so với lượng thức ăn cần tiêu thụ không hề tốt cho sức khỏe. Đó là cách bạn khiến em bé của mình bị nôn thức ăn ra do dạ dày chịu quá nhiều áp lực. Trẻ có thể bị đau bụng, thở khó khăn và cảm thấy khó chịu trong người trước và sau khi nôn.
Lo lắng và căng thẳng
Lo lắng, căng thẳng mà mất cân bằng tinh thần là những vấn đề tâm lý nghiêm trọng có thể khiến trẻ mệt mỏi, hệ miễn dịch bị giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Kết quả cuối cùng, trẻ bị nhạy cảm với thức ăn và dễ dàng bị nôn mửa, đi kèm với tình trạng suy nhược cơ thể, đau bụng và chán ăn.
Chấn thương não
Những chấn thương não như tai nạn, khối u và các vấn đề khác trong tủy sống cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa.
Tắc ruột
Đôi lúc, nôn mửa cũng xảy ra do đường ruột của trẻ bị tắc đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Khi bạn thấy trẻ bỏ ăn hoặc nhè thức ăn ra khỏi miệng liên tục, hãy giúp trẻ cải thiện tình hình ăn uống này sớm vì có thể trẻ đang bị tắc ruột đi kèm với sốt cao và đi ngoài.
Điều trị nôn mửa cho trẻ nhỏ tại nhà
Trước khi cho trẻ uống thuốc, hãy thử áp dụng một vài cách chữa nôn mửa tự nhiên và đơn giản dưới đây:
Nghỉ ngơi để dạ dày phục hồi
Hãy cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái nhất với nước ấm và nằm ngủ đủ ấm từ 30 – 60 phút. Sau đó, trẻ sẽ thấy dễ chịu và bình tĩnh hơn. Tiếp theo, bạn có thể cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.
Uống nhiều nước
Nôn mửa thường đi kèm với tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước. Hãy bổ sung nước cho cơ thể trẻ ngay, nhưng chú ý chỉ cho trẻ uống nước thành những ngụm nhỏ.
Tránh đồ ăn rắn
Nôn mửa ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và đường ruột của em bé. Các đồ ăn rắn có thể khiến dạ dày của bé bị kích thích trở lại. Vậy nên, mẹ cần tránh cho trẻ ăn đồ ăn rắn, và nên thay thế chúng bằng các đồ ăn mềm, không dầu mỡ và không chứa quá nhiều calo.
Tránh các yếu tố khó chịu
Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố khó chịu như nước hoa, mùi hành tỏi, mùi thuốc lá, mùi thức ăn mạnh cũng có thể khiến trẻ ốm yếu khó chịu và gây ra nôn mửa ngay lập tức.
Phòng ngừa nôn mửa ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa nôn mửa cho con, bạn nên chú ý thực hiện một vài quy tắc vệ sinh cơ thể và ăn uống sau đây:
– Nhắc trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn
– Rửa tay sau khi đi vệ sinh
– Không chơi đồ chơi bẩn
– Cho trẻ ăn thực phẩm chín hoàn toàn, tránh ăn đồ sống và tái
Cho trẻ đi bệnh viện nếu gặp các triệu chứng sau:
– Nôn mửa không ngừng
– Nôn ra máu
– Sốt cao đi kèm với tiêu chảy