Trẻ biếng ăn, mẹ phải “nhẫn tâm” cho nhịn đói
Con biếng ăn tôi từng quá suy sụp
Trẻ biếng ăn, uống B1 ăn “thun thút”?
Kinh nghiệm cho con ăn dặm kiểu Nhật của 9x Việt trên đất Mỹ
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả của nhiều cuốn sách về nuôi dạy trẻ như “Cha mẹ là số phận của con cái”, “Sách dạy kỹ năng sống cho trẻ, “Chuyện của bé Đa”…mới đây đã có một bài viết vô cùng thú vị chia sẻ về phương pháp rất đặc biệt của chị khi con biếng ăn, sợ ăn.
Trên trang facebook cá nhân, TS Vũ Thu Hương đã đưa ra những gợi ý, tư vấn dành cho các mẹ đang có con ở lứa tuổi “khó khăn ăn uống” được nhiều chị em hưởng ứng, tán đồng.
Được sự đồng ý của TS Vũ Thu Hương, xin chia sẻ đến các bà mẹ vài viết rất bổ ích này:
Một đứa trẻ bị bóp mồm tống cháo vào, không được chuẩn bị tâm lý để tiết ra nước bọt và dịch vị thì thức ăn có vào dạ dày cũng không đủ dịch để tiêu hóa thức ăn
Quá trình tiêu hóa là một hoạt động sinh lý phức tạp được hoàn thành bởi tác dụng liên hoàn cơ năng và hóa học, dưới sự điều tiết của thần kinh. Vậy yếu tố thần kinh ở đây tác dụng gì? Các hoạt động ăn của trẻ đều được các cơ quan thần kinh phối hợp với các cơ quan tiêu hóa để thực hiện. Do vậy, các yếu tố tâm lý khi ăn tác động cực kì nhiều đến hiệu quả ăn uống.
Ví dụ nhé: Một người lớn có chuyện không vui thì ăn không thấy ngon miệng. Khi lo lắng thái quá hoặc quá buồn thậm chí họ còn bỏ ăn. Vì thế, nếu cho ăn với tâm lý bất ổn, chắc chắn hiệu quả của quá trình tiêu hóa không cao.Tâm lý tác động nhiều nhất đến khả năng tiết nước bọt ở miệng, dịch vị dạ dày và việc co bóp của thực quản, của dạ dày….
Một đứa trẻ bị bóp mồm tống cháo vào, nó không được chuẩn bị tâm lý để tiết ra nước bọt và dịch vị thì thức ăn có vào dạ dày cũng không đủ dịch để tiêu hóa thức ăn. Số thức ăn đó có vào miệng thì cũng sẽ bị tống khứ ra ngoài theo đường tự nhiên mà lượng dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể vẫn không cao (thậm chí không có).
Ép trẻ ăn khiến con tổn thương dạ dày
Khi bị ép ăn, đứa trẻ nhai rất ít, thức ăn còn quá thô, khi đi qua thực quản vào dạ dày, nó sẽ khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn, vì thế khả năng trẻ bị tổn thương dạ dày là khá cao. Đó là chưa kể tống quá sốc còn khiến thực quản bị ép đột ngột sẽ co bóp mạnh mà tống khứ thức ăn ngược trở lại miệng.
Một người bình thường khi ngửi hoặc nhìn thấy một món đồ ăn yêu thích, tự dưng nước miếng tứa ra. Như vậy, tâm lý tác động rất lớn đến quá trình tiết dịch vị và nước bọt. Mà hai chất dịch này lại có giá trị quyết định đến quá trình tiêu hóa, thu thập dinh dưỡng của con người. Nếu cho con ăn khi con thực sự thèm thì dù một miếng nhỏ cũng có giá trị hơn cả 1 bữa đại tiệc khi con bị nhồi nhét.
Thời gian xả hết thức ăn ra khỏi dạ dày phụ thuộc vào loại thức ăn, thường cần 3-4 giờ. Chưa đến hết khoảng thời gian này, con đã bị tống thức ăn vào miệng có nghĩa là các cơ quan trọng hệ thiêu hóa không được nghỉ ngơi chút nào, phải hoạt động liên tục, rất dễ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Với số bữa ăn quá dày đặc, món cũ chồng lên món mới, lượng dịch vị tiết ra để tiêu hóa thức ăn sẽ cần rất nhiều. Vì thế, con sẽ có cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Cho con tiếp xúc với thực phẩm bằng các giác quan chính là cách tốt nhất để đánh thức cảm xúc ăn uống của con.
Nếu cho con ăn khi con thực sự thèm thì dù một miếng nhỏ cũng có giá trị hơn cả 1 bữa đại tiệc khi con bị nhồi nhét. (ảnh minh hoạ)
Nếu một đứa trẻ hoàn toàn không có cảm xúc thèm ăn thì chắc chắn cháu đã bị bệnh gì đó rất trầm trọng rồi.
Cho con tự làm đồ ăn, cho con tự bốc ăn chính là phương thức hay nhất để đánh thức cảm giác thèm ăn, tạo động lực ăn uống của con. Giãn cách các bữa ăn hợp lý (3 – 4h/bữa), giảm số bữa ăn xuống 3 bữa/ngày sẽ thấy con ăn tốt hơn.
Trẻ em là sinh vật, đương nhiên trẻ sẽ có nhu cầu ăn và thèm ăn khi thấy có thức ăn hoặc khi dạ dày đang rỗng. Nếu một đứa trẻ hoàn toàn không có cảm xúc thèm ăn thì chắc chắn cháu đã bị bệnh gì đó rất trầm trọng rồi. Còn không, chỉ có việc ép ăn tạo ra sự lười ăn vô đối này thôi.
Ngừng ép con ăn, cho con tạm thời dở hơi độ vài ngày sẽ không làm con chết mà làm hồi phục lại cảm giác ăn uống của con. Dạ dày là cơ quan có khả năng co giãn, nếu các cha mẹ cảm thấy con ăn quá ít, hãy bổ sung 1 chén sữa nhỏ ngay sau khi con buông bát. Làm liên tục 1 tháng rồi bỏ chén sữa, dạ dày đã bị làm cho giãn ra mà lại thiếu thức ăn sẽ đánh tín hiệu lên não để con thèm ăn và ăn nhiều hơn.
“Các cha mẹ chú ý, chén sữa nhỏ thôi, nếu to quá có thể làm con bị quá tải và dẫn đến nôn trớ đấy. Lại 1 ngày xuân nóng hơn thiêu. Chúc mọi người kiên nhẫn với mùa hè El nino“, Tiến sĩ hài hước chia sẻ.