Sau vụ việc của Manchester City, UEFA đang tiến hành kiểm tra, rà soát và “thanh lọc” các CLB vi phạm luật công bằng tài chính. Theo truyền thông châu Âu, sau Man City, PSG là đội có nguy cơ nhận án phạt nhất, đặc biệt là sau khi đội bóng nước Pháp thực hiện 2 thương vụ “khủng”, đưa Mbappe và Neymar về sân Công viên các hoàng tử.
Manchester City chao đảo vì án phạt của LĐBĐ Châu Âu
Cả châu Âu vẫn chưa hết sốc trước án phạt mà Man City phải nhận. Do vi phạm luật công bằng tài chính, đội bóng thành Manchester đã bị cấm thi đấu 2 năm ở các giải đấu mà UEFA tổ chức. Đó quả là cơn ác mộng với một đội bóng giàu tham vọng như Man City. Có lẽ, đây cũng chính là tin các giải bóng đá Châu Âu gây sốc nhất tuần trong suốt những tuần qua mà NHM làng túc cầu phải đón nhận.
Hơn nữa, bên cạnh việc bị cấm thi đấu, MC còn bị phạt khoản tiền lên tới 30 triệu Euro và có thể phải đối mặt với tình trạng các ngôi sao đồng loạt “tháo chạy”. Đội bóng này cũng đang phải đối diện với nguy cơ phải bồi thường hợp đồng cho các cầu thủ. Trong hợp đồng của nhiều ngôi sao, Man City có hứa hẹn về khoản tiền thường của họ khi CLB được tham dự Champions League. Tuy nhiên, với việc bị cấm thi đấu 2 năm, đội bóng nay sẽ phải bồi thường cho các cầu thủ.
Mức bồi thường chưa được tiết lộ chính thức. Tuy nhiên, theo truyền thông Anh, mức phí này có thể lên tới 9000 tỷ VNĐ. Nếu không thể thỏa thuận với các cầu thủ và phải bồi thường số tiền trên, Man City sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
PSG bị UEFA “sờ gáy”?
Man City đã phải lĩnh những án phạt cực nặng do vi phạm luật công bằng tài chính. Điều này khiến nhiều đội bóng ở châu Âu cảm thấy hoang mang và cực kỳ lo sợ. Và theo nhiều chuyên gia, PSG rất có thể là đội bóng sẽ bị điều tra tiếp theo.
Mới đây, nhiều trang báo uy tín đã đồng loạt đưa tin về các cáo buộc liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng của bộ tư Pháp Thụy Sĩ. Đối tượng bị điều tra gồm cựa Tổng thư ký Fifa – ông Jerome Valcke và một doanh nhân, được cho là Al-Khelaifi.
Trước đó, vị chủ tịch của PSG cũng đã từng phải nhận cáo buộc liên quan tới việc hối lộ để sở hữu bản quyền World Cup 2026 và 2030. Bộ trưởng bộ tư pháp Thụy Sĩ đã chỉ đích danh Al-Khelaifi đã hối lộ để mua bản quyền cho đài beiN Sport nơi ông làm giám đốc điều hành.
Nếu những cáo buộc trên là đúng, Al-Khelaifi hẳn sẽ không thể tránh khỏi việc nhận những trừng trị thích đáng của Pháp Luật. Và nếu chủ tịch Al-Khelaifi vướng vòng lao lý, việc PSG bị sờ gáy, điều tra là điều có thể hiểu được.
Lâu nay, liên đoàn bóng đá châu Âu đã không hài lòng với các các ông chủ Qatar vận hành CLB. Phương thức “vòi bạch tuộc” đã phá vỡ cân bằng trước đó của giới bóng đá. Và hợp đồng đưa Neymar về với sân PSG với mức phí kỷ lục là một ví dụ.
Việc đẩy giá các cầu thủ lên cao để thực hiện mục đích có thể khiến thị trường chuyển nhượng bị xáo trộn, mất đi sự cân bằng vốn có. Đây là điều UEFA muốn ngăn cản. Điều này giải thích vì sao luật công bằng tài chính dược ra đời.
Tất nhiên, so với Man City, PSG đã kín đáo hơn và khó để tìm được chứng cứ cáo buộc họ. Đội bóng này không chi bất kỳ một đồng nào. Họ đưa Neymar về nước Pháp theo hình thức chuyển nhượng tự do sau khi Neymar giải phóng hợp đồng với Barca. Trước đó, Neymar đã ký bản hợp đồng quảng bá với một tập đoàn tại Qatar lên tới 400 triệu Euro.
Theo tờ Le Parisien của Pháp, PSG đang bị UEFA quan tâm đặc biệt, đội bóng này rất có thể sẽ là đội bóng tiếp theo sau Man City phải lĩnh án phạt. Mùa hè 2017, đội bóng nước Pháp cũng dã chi tới 417 triệu Euro để chiêu mộ các ngôi sao. Đây là bằng chứng để UEFA có thể cáo buộc PSG và ban hành những hình phạt như những gì họ đã làm với Man City.
Nếu điều này thành sự thật, sẽ lại có một cuộc tháo chạy quy mô lớn như những gì Man City sắp phải đối mặt. Nhà cái KuBet nhận định đây sẽ là một án phạt nặng nề với những đội bóng đang khát khao vô địch Champion League như PSG.